Thứ Hai, 12 tháng 1, 2015

Vai trò âm nhạc trong phụng vụ




Vai trò âm nhạc trong phụng vụ



   Dẫn nhập:
    Chúng ta đang sống trong một thế giới của công nghệ thông tin. Vì thế, việc lắng nghe âm nhạc hay hưởng thụ âm nhạc không thể thiếu trong đời sống của con người, cũng như trong các nghi lễ của tôn giáo. Hơn thế nữa, ngày hôm nay với sự phát triển của khoa học con người còn dùng âm nhạc để chữa bệnh hay dùng âm nhạc trong các ngành chăn nuôi bò sữa. Do đó, âm nhạc rất gần gũi với cuộc sống của con người và con người rất cần đến âm nhạc. Mỗi khi vui vẻ chúng ta cần đến Âm nhạc. Lúc buồn chúng ta tìm đến âm nhạc. Tuy nhiên, có loại âm nhạc mang lại niềm vui cho con người nhưng có loại nhạc giết chết con người. Vì thế, việc lựa chọn âm nhạc cho con người cũng như việc lựa chọn âm nhạc cho vật nuôi là rất cần thiết. Chúng ta không thể cho bò sữa nghe nhạc Rock, Jazz, Dace. Thế nhưng, còn một thứ âm nhạc quan trọng mà chúng ta muốn nói đến đó là âm nhạc trong phụng vụ. Từ “liturgical music” hay “religious music” (nhạc tôn giáo), “sacred music” (thánh nhạc), và “liturgical music” (nhạc phụng vụ). Vì vậy, việc lựa chọn âm nhạc trong phụng lại càng quan trọng hơn. Vì nhạc phụng vụ không những phục vụ con người mà còn mang tính thờ phượng. Bởi vậy, việc chọn lựa âm nhạc cho phụng vụ cần phải phù hợp với văn hóa vùng miền, đặc biệt đúng với phụng vụ và làm theo ý Hội Thánh.
1.Lịch sử Âm nhạc trong phụng vụ
1.1.Trong Cựu ước
Mỗi đất nước đều có những nền văn hóa khác nhau và mỗi vùng miền đều có những làn điệu dân ca khác nhau. Chúng ta có thể thấy rõ những vùng miền của Đất nước Việt Nam: Miền bắc có Ca trù, dân ca quan họ, Miền trung có Ví dặm, miền nam có Lý cái bông, lý chiều chiều và đặc biệt có nhạc cải lương…Và mỗi vùng miền đều có những lễ hội riêng nên việc sinh hoạt ca hát không thể thiếu được trong đời sống con người cũng như trong đời sống sinh hoạt tôn giáo. Chúng ta nhìn lại lịch sử dân Thiên Chúa trong Cựu ước, Người Do-thái rất thích ca hát trong các dịp lễ lớn, chính điều đó đã xảy ra trong những dịp trọng đại của phụng tự Is-ra-el. Như sau khi vượt qua biển đỏ, khi Hòm Bia vào thành Giê-ru-sa-lem. Khi cung hiến đền thờ Sa-lô-môn. Những bài ca truyền thống đã được truyền tụng từ thế hệ này tới thế hệ khác để chúc tụng Thiên Chúa:
1.2. Trong Tân ước
Ngay từ những ngày đầu thuở Giáo Hội mới khai sinh, mỗi khi có dịp hội họp lại với nhau để cử hành Phụng vụ, các tín hữu luôn dùng lời ca tiếng hát để tôn vinh và cảm tạ Thiên Chúa. Quả thật, trong Sách Công vụ các Tông đồ và các thư của thánh Phaolô đã đề cập đến những việc này : Nhưng trước đó, cũng cần phải nói rằng, chính Đức Giêsu và các tông đồ đã làm việc này trong khi cử hành tiệc Vượt qua. Thánh sử Luca đã kể rằng, Phaolô và Xila đã hát thánh ca cầu nguyện ngay trong ngục. “ Vào quãng nửa đêm, ông Phao lô và ông Xi-la hát thánh ca và cầu nguyện với Thiên Chúa, các người tù nghe hai ông hát. (Cv 16,25). Thánh Phaolô cũng đã từng khuyến dụ các tín hữu Êphêxô rằng : “Hãy cùng nhau đối đáp những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca do Thần Khí linh hứng; hãy đem cả tâm hồn mà ca hát chúc tụng Chúa” (Ep 5,19). Người cũng viết cho các tín hữu Côlôxê: “Để tỏ lòng biết ơn, anh em hãy đem cả tâm hồn mà hát dâng Thiên Chúa những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca, do Thần Khí linh hứng” (Cl 3,16c).
1.3. Công đồng Vaticanô II
Trong Hiến chế Phụng vụ Công đồng Vatican II đã nhấn mạnh và đề cao Thánh nhạc: “Hoạt động Phụng vụ mang hình thức cao quí hơn khi các việc phụng sự được cử hành một cách long trọng với mọi tiếng hát của cả thừa tác viên có chức thánh và giáo dân tích cực tham dự”
2.Phân biệt Thánh nhạc, nhạc đạo và nhạc đời.
2.1. Nhạc đạo: Là các loại nhạc dùng trong các lễ hội của các tôn giáo khác nhau và mang những nội dung, ý nghĩa riêng của mỗi tôn giáo. Tuy nhiên, đạo Công giáo có âm nhạc riêng. Đó là nhạc phụng vụ “liturgical music”. hay Church music. Hay mỗi khi chúng ta nghe tiếng đàn phong cầm cất lên với những nốt nhạc du dương mà các tôn giáo khác ít có, hoặc lối hát bình ca Gregorio.
2.2. Nhạc đời: Là loại nhạc dùng trong đời sống cá nhân và xã hội như: nhạc trữ tình, du ca, hát ru, đồng dao, lý, hò, vè… Những bài hát nói về lao động, về quê hương đất nước với những tiết tấu mang âm hưởng dân gian và âm hưởng của âm nhạc đương đại với những tiết tấu Pop, slow, dace…
2.3. Bình ca Gregorio.
Giáo Hội nhìn nhận bình ca là lối hát riêng của phụng vụ Roma. Vì thế, trong các hoạt động phụng vụ, bình ca phải chiếm một vị trí chủ yếu giữa những loại thánh ca khác.
Ngày hôm nay, mỗi khi chúng ta hát kinh tối vào những dịp lễ trọng trong những dòng tu, chúng ta có thể thấy được một Thánh nhạc linh thiêng và huyền bí. Cũng như mỗi dịp lễ khấn trọn đời hay phong chức Linh mục, chúng ta vẫn luôn nhận ra một sự thánh thiêng của thánh nhạc lúc hát Kinh cầu các thánh. Một sự thánh thiêng mà mỗi người đều cảm nhận sâu lắng trong tâm hồn. Vì thế, chúng ta cũng dễ dàng cảm nhận được nhạc bình ca. Nhạc bình ca đa số viết các ca khúc bình dân, phụng vụ và tôn giáo.
3. Ý Nghĩa của Thánh nhạc trong phụng vụ.
Thánh nhạc trong phụng vụ nhằm giúp con người cầu nguyện và là trợ tá cho các cử hành phụng vụ. Vì vậy, âm nhạc không lấn át các cử hành phụng vụ, nhưng trợ giúp và làm cho những người cử hành phụng vụ thêm sốt sáng hơn. Do đó, Thánh nhạc càng liên kết chặt chẽ với hoạt động phụng vụ bao nhiêu thì càng thánh hơn bấy nhiêu. Thánh nhạc vừa phát triển lời cầu nguyện một cách dịu dàng hơn, vừa cổ võ sự đồng thanh nhất trí, lại vừa làm cho các nghi lễ thêm phần long trọng. Hơn thế nữa thánh nhạc làm tôn vinh Thiên Chúa, tránh làm tôn vinh cá nhân.
3.1. Thánh nhạc là làm vinh danh Chúa (HCPV, số 112)
Mục đích chính trước tiên và trên hết của Thánh nhạc nhắm đến không gì khác hơn phải là để tôn vinh Thiên Chúa. Muốn đạt được mục đích này, người thực hiện Thánh nhạc trong Phụng vụ cần tuân giữ các quy tắc, luật lệ của truyền thống. Bên cạnh, chúng ta cần phải biết khảo cứu những thể loại, các đặc điểm của những tác phẩm âm nhạc cổ thời của Giáo Hội, để qua đó có thể sáng tạo nên những tác phẩm mới có giá trị xứng đáng trong kho tàng âm nhạc của
3.2.Thánh nhạc thánh hóa các tín hữu (Huấn thị về Thánh nhạc, số 4)
Bên cạnh việc phụng thờ Thiên Chúa, Thánh nhạc có nhiệm vụ nâng tâm hồn người tín hữu vươn lên tới Chúa trong các buổi cầu nguyện, nhất là trong phụng vụ Thánh lễ; và nhờ đó mà họ được thánh hóa. Muốn vậy, Thánh nhạc phải có tính thánh thiện. Tính thánh thiện của Thánh nhạc được ẩn sâu trong chính bản chất của nó là sự chân chính, đích thực, sống động, trong sáng, thanh cao… thể hiện rõ trong những ý nhạc lời ca. Điều này được thánh Augustin đã thổ lộ rằng : “Khi hát lên như vậy, Thánh nhạc có khả năng nâng tâm hồn người tín hữu vươn lên tới Thiên Chúa”. Do đó, không thể biến Thánh nhạc thành một thể loại nhạc thời trang, nhất thời, mau qua vào trong các Thánh lễ, nhất là trong các Thánh lễ dành cho giới trẻ.
4.Mục vụ ca đoàn
Ca đoàn có một vai trò và nhiệm vụ cao quí. Tuy nhiên, một điểm cần nhắc lại rằng, trong khi cử hành phụng vụ chúng ta thấy có những thừa tác vụ như sau : các tác vụ bàn thờ, các tác vụ Lời Chúa và tác vụ phục vụ cộng đoàn. Ca đoàn thuộc vào thành phần phục vụ cộng đoàn. Cũng cần nhớ rằng, ngay từ thế kỷ thứ V, ở Roma, dưới thời Đức Giáo Hoàng, thánh Léon le Grand (440-461) đã xuất hiện ca đoàn (scholae cantorum). Hoạt động phụng vụ mang một hình thức cao quí hơn khi các việc phụng tự được cử hành một cách long trọng, với tiếng hát do các thừa tác viên có chức thánh chủ sự và giáo dân tích cực tham dự (HCPV, số 113).
4.1. Định Nghĩa:
Ca đoàn là một tập thể các tín hữu, nhờ vào khả năng chuyên môn của họ về âm nhạc, được tuyển chọn giữa Cộng đồng dân Chúa để thi hành thừa tác vụ ca hát trong các cử hành phụng vụ.
4.2. Vai Trò:
Là những người cử hành phụng vụ cùng với linh mục và các thừa tác viên khác, ca đoàn đóng một vai trò nòng cốt là làm thế nào để lời ca tiếng hát của mình tăng thêm sự tưng bừng và linh động mà không làm mất đi vẻ tôn nghiêm, trang trọng và đạo đức của các nghi lễ Phụng vụ. Phần chung giới thiệu Sách lễ Rôma số 63 ghi rõ : Ca đoàn là điểm tựa, là chỗ dựa cho cộng đoàn, tiếng hát của ca đoàn phải nâng đỡ và hỗ trợ cho cộng đoàn và giúp mọi người tham dự cách linh động vào việc ca hát. Điều đáng nói hiện nay nhiều ca đoàn hát mất phần hát của cộng đoàn, hay những bài hát không mang tính cộng đoàn. Vì thế, ca đoàn cần phải chú ý đến phần chung của cộng đoàn.
4.3. Việc huấn luyện ca đoàn
Có ba việc cần chú ý đặc biệt : Không những ca trưởng mà cả toàn thể các ca viên đều được đào tạo về thánh nhạc, phụng vụ và đạo đức (Xem Huấn thị về Thánh nhạc trong Phụng vụ, số 24).
Tóm lại, Việc tham dự vào phụng vụ là một quyền lợi và bổn phận của những người mang danh Kitô hữu nhờ bí tích thánh Tẩy. Việc tham dự vào phụng vụ, cho chúng ta nếm thử trước của phụng vụ Thiên quốc (HCPV, số 8)
Vì thế, phụng vụ trở nên như nguồn mạch ân sủng cho chúng ta (HCPV, số 10). Để có một sự tham dự tích cực và ý thức vào các cử hành phụng vụ, chúng ta cần phải được hướng dẫn và đào tạo về khía cạnh tâm linh để mỗi người hiểu rõ vai trò và giá trị của việc tham dự của chúng ta vào việc cử hành Hiến tế cứu chuộc, nhờ đó chúng ta không lãnh nhận ân sủng cách vô ích.
Việc tham dự vào phụng vụ, cho chúng ta nếm thử trước của phụng vụ Thiên quốc (HCPV, số 8), mà ở đó, tất cả cùng hợp đoàn ca tụng Thiên Chúa trong bữa tiệc vĩnh hằng mà Thiên Chúa đã chuẩn bị sẵn cho chúng ta.
Vì vậy, phụng vụ trở nên như nguồn mạch ân sủng cho chúng ta (HCPV, số 10). Để có một sự tham dự tích cực và ý thức vào các cử hành phụng vụ, chúng ta cần phải được hướng dẫn và đào tạo về khía cạnh tâm linh để mỗi người hiểu rõ vai trò và giá trị của việc tham dự của chúng ta vào việc cử hành Hiến tế cứu chuộc, nhờ đó chúng ta không lãnh nhận ân sủng cách vô ích.
Hơn thế nữa, phụng vụ trở nên như nguồn mạch ân sủng cho chúng ta (HCPV, số 10). Để có một sự tham dự tích cực và ý thức vào các cử hành phụng vụ, chúng ta cần phải được hướng dẫn và đạo tạo về khía cạnh tâm linh để mỗi người hiểu rõ vai trò và giá trị của việc tham dự của chúng ta vào việc cử hành Hiến tế cứu chuộc, nhờ đó chúng ta không lãnh nhận ân sủng cách vô ích. Lễ nghi phụng vụ sẽ mang hình thức cao quí hơn, khi được cử hành kèm theo ca hát, mỗi khi thừa tác viên chu toàn đúng nhiệm vụ của mình, và khi có dân chúng tham dự. Thật vậy, dưới hình thức đó, lời cầu nguyện được diễn tả thâm thúy hơn ; mầu nhiệm phụng vụ với những đặc điểm có tính cấp bậc và cộng đồng được biểu lộ rõ ràng hơn ; lòng người hợp nhất với nhau hơn nhờ cùng hát chung một giọng hơn, nhờ được nhìn ngắm vẻ đẹp của sự vật thánh mà vươn tới những thực tại vô hình.
Tóm kết.
Âm nhạc nhạc phụng vụ không chỉ phục vụ con người mà còn thứ âm nhạc thánh thiện để thờ phượng Thiên Chúa. Thiết nghĩ, ngày hôm nay có rất nhiều bài thánh ca được viết theo nhiều thể loại như: Linh mục Kim Long, Tiến Linh, Xuân Thảo, Ngọc Linh thường viết theo trường phái cổ điển. Một số khác viết theo thời hiện đại như: Linh mục Thành Tâm, Linh mục Nguyễn Duy, Linh mục Ân Đức, Phaxico… Thế nhưng hiện nay Thánh nhạc Việt Nam đang thiếu đi những người viết ca khúc cho thiếu nhi, hay bài hát trong thánh lễ dành cho thiếu nhi quá ít. Cũng như mỗi khi chúng ta cử hành chầu Taize, nhưng không thiếu gì những Tu sĩ đã chọn bản nhạc Sonate-Ánh-Trăng của Beethoven hay bản Ballad thật không phù hợp với nhạc phụng vụ. Ước mong rằng mỗi người chúng ta nên cẩn thận trong việc lựa chọn âm nhạc sao cho phù hợp và lợi ích của cộng đoàn cũng như đúng với tinh thần Hội Thánh.



Tu sĩ Giu-se Nguyễn Đức Dũng